Đăng ngày 29/09/23
Biểu hiện của viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa là một trong những tình trạng phổ biến hiện nay mà bất cứ ai đều có thể bị. Vậy biểu hiện của viêm da cơ địa là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.
Kiến thức chung về bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa còn có tên gọi khác là eczema một bệnh lý khá phổ biến thường gặp ở da nhất là đối với những ai có làn da nhạy cảm. Tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nó sẽ khiến cho người bị vô cùng khó chịu.
Bệnh có thể chia làm 3 nhóm chính sau đây:
- Cấp tính: Tình trạng làn da xuất hiện nhiều nốt mẩn, ban đỏ và mụn nước có thể gây phù nề, ứ dịch và kết vảy. Vị trí tổn thương thường xuyên gặp phải là vùng mặt, ngoài ra còn có thể lây lan đến tay chân hoặc các vùng da khác.
- Bán cấp: Khi các tổn thương bắt đầu kết vảy bị thay thế bởi các tổ chức hạt mới, ít phù nề và dịch tiết hơn. Giai đoạn này diễn ra trong một thời gian ngắn với các biểu hiện mờ nhạt.
- Mãn tính: Vùng tổn thương kết thành vảy sừng nổi cộm trên da có thể nhìn rõ. Chúng có những nếp gấp tự nhiên trên da khuỷu tay hay lòng bàn tay bàn chân hoặc vùng cổ.
Biểu hiện của viêm da cơ địa là gì?
Thông thường các biểu hiện của viêm da cơ địa thường sẽ rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc… Khiến cho người bệnh chủ quan và không có biện pháp điều trị sớm. Vì thế để chủ động phòng tránh bệnh bạn nên để ý các biểu hiện của viêm da cơ địa như sau:
Nổi mề đay
Đây được xem là biểu hiện của viêm da cơ địa phổ biến nhất. Bệnh nhân thường có hiện tượng nổi mề đay trong thời gian dài, dai dẳng nhất là ở các vị trí nếp gấp tự nhiên trên cơ thể.
Mẩn đỏ
Sau 3-4 ngày đầu tiên khi mắc bệnh vùng da tổn thương sẽ bắt đầu có hiện sưng đỏ và phù nề. Hiện tượng này thường liên quan mật thiết tới thói quen sinh hoạt của người bệnh do thường xuyên cọ sát vào vùng da tổn thương. Điều này sẽ khiến vết thương chảy dịch theo tay và lây đến các vùng khác trên cơ thể.
Kết vảy
Khi các vết thương bắt đầu khô lại các tế bào chết kết thành vảy và bong ra làm lớp da non nhạy cảm lộ ra ngoài.
Những ai có thể bị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa thường xảy ra ở tất cả mọi người, từ già đến trẻ là nam hay nữa. Với từng đối tượng sẽ có những biểu hiện khác nhau như sau:
Trẻ sơ sinh
Độ tuổi mắc phải thường từ 2 tuần tuổi cho đến 2 tuổi nhất là trong 2 tháng đầu đời. Biểu hiện của viêm da cơ địa có thể kèm theo tổn thương trên da và viêm tai giữa. Một số biểu hiện của viêm da cơ địa điển hình như:
- Nổi ban đỏ, mụn nước nhỏ, chảy dịch nhiều
- Các vết tổn thương xuất hiện lần đầu ở vùng mặt sau đó lan đến các vùng khác
- Một số trẻ có tình trạng xuất hiện mủ và vảy tiết.
Trẻ em
Những trẻ em khoảng từ 2-3 tuổi hoặc lứa tuổi thiếu niên từ 12-20 tuổi đều có nguy cơ mắc viêm da cơ địa. Bên cạnh đó còn có một số bệnh lý kèm theo như viêm kết mạc mắt, đục thủy tinh thể
Một số biểu hiện viêm da cơ địa ở trẻ bao gồm có:
- Xuất hiện các lớp da dày nứt nẻ và thâm nhiễm có thể có mủ thành từng mảng trên da
- Các vị trí thường xuyên bị tỳ đè nhiều nếp gấp nhất là đầu gối, khuỷu tay hoặc khuỷu chân.
Người lớn
Đối với người lớn khi bị viêm da cơ địa thường là chuyển sang tính chất mãn tính có những biểu hiện khác như sốt, hen phế quản,… gồm các biến chứng như:
- Các mảng tổn thương sừng hóa ở lòng bàn tay, chân
- Một số trường hợp có thể dẫn đến viêm môi và núm vú.
Cách điều trị viêm da cơ địa
Điều trị viêm da cơ địa thường đòi hỏi người bệnh phải có sự kiên trì tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Và đặc biệt nó dễ bị tái lại. Vì thế sẽ cần thực hiện những điều sau:
Kiểm soát ngứa
- Sử dụng băng ướt hoặc đắp ẩm lên vùng da tổn thương
- Sử dụng các loại thuốc bôi theo chỉ dẫn của bác sĩ như hydrocortisone, triamcinolone, betamethasone,….
Giữ ẩm cho da
- Nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm ít gây kích ứng da khi người bệnh xuất hiện dấu hiệu và ngay cả khi hết bệnh. Kem dưỡng ẩm nên dùng toàn thân cả chỗ không bị viêm chứ không riêng gì vùng bị tổn thương. Số lần bôi kem tùy theo mức độ của bệnh.
- Nên bôi kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm.
- Nếu trẻ bị viêm da cơ địa cần chăm sóc kĩ càng cắt móng tay và băng ướt. Có thể pha dung dịch làm tăng cường độ ẩm cho da theo chỉ định của bác sĩ.
- Cho trẻ em mặc đồ mềm thoáng không thấm mồ hôi.
Trên đây là một số biểu hiện của viêm da cơ địa mà bạn nên nắm rõ. Hy vọng từ đó bạn sẽ có được biện pháp phòng tránh tốt nhất.