Những điều không nên bỏ qua về bệnh viêm da cơ địa

Viem-Da-Co-Dia

Viêm da cơ địa có thể bị ở bất cứ đối tượng nào.Biểu hiện đặc trưng của bệnh là: ngứa rát . Khi người bệnh dùng tay gãi nhiều, các tổn thương trên da càng trở nên nghiêm trọng hơn và bị kéo dài dai dẳng. Để biết về mức độ nguy hiểm của bệnh cũng như phương pháp điều trị bệnh, hãy cũng theo dõi bài viết dưới đây.

Viêm da cơ địa có thể gặp ở mọi độ tuổi khác nhau

Triệu chứng viêm da cơ địa

Bất kì vùng da nào trên cơ thể đều có thể xuất hiện triệu chứng viêm da cơ địa. Vùng da dễ bị bệnh nhất chính là vùng bàn tay hay một số vùng da có nếp gấp như: phần khuỷu tay, khoeo chân,…

Triệu chứng của bệnh sẽ khởi phát thành từng đợt. Sau đợt khởi phát, triệu chứng sẽ giảm dần nhưng không có nghĩa là bệnh đã khỏi. Thời gian sau, bệnh nhân lại có thể gặp phải những triệu chứng tương tự như các đợt khởi phát trước và có thể mức độ triệu chứng đã nghiêm trọng hơn. Bởi vây, đây cũng là một trong những bệnh lý về da rất dễ tái phát và ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của bệnh nhân.

Biểu hiện thường gặp trong các đợt bệnh cấp tính đó là: da mẩn đỏ, ngứa. Khi bệnh đã giảm, những vùng da này sẽ dần chuyển sang màu nâu / xám tối màu hơn nhiều so với vùng da khác. Việc chà xát nhiều lên da sẽ để lại từng mảng da dày.

Khi bệnh  nhân có phản ứng gãi, vùng da bị bệnh sẽ bị bị trầy xước. Da người bệnh cũng có thể bị sưng, viêm, da khô và nứt nẻ. có mùi hôi, tiết mủ.

Nguyên nhân bị viêm da cơ địa?

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh có thể kể đến như sau:

  • Các trường hợp da bị quá khô nên rất dễ bị kích ứng.
  • Vì một số rối loạn trong hệ thống miễn dịch: những trường hợp này, triệu chứng bệnh có thể nhận biết từ rất sớm, ngay cả đối với trẻ sơ sinh. Đây là căn bệnh thường gặp trong gia đình có thành viên đã từng bị viêm mũi dị ứng, hen suyễn.

Một số yếu tố khác làm tình trạng viêm da cơ địa dễ khởi phát hơn hay khiến cho những triệu chứng trở nặng nề hơn như sau:

  • Tắm với nước nóng hoặc tắm quá lâu, thay đổi xà phòng, thay đổi nhiệt độ tắm liên tục.
  • Da bài tiết mồ hôi quá nhiều nhưng không được vệ sinh sớm.
  • Môi trường sống có độ ẩm thấp, sử dụng quần áo lông cừu hoặc vải nhân tạo, len dạ.
  • Tiếp xúc với bụi, lông động vật, khói thuốc lá.
  • Ăn một số loại thực phẩm dễ bị dị ứng với cơ địa như: trứng, sữa, cá, đậu nành hay lúa mì…

Tóm lại, để được nguyên nhân viêm da cơ địa đôi khi cần phải thực hiện một số xét nghiệm rất chuyên sâu nhưng cũng không phải lúc nào cũng xác định được. Bởi vậy, bệnh nhân thường được khuyến cáo nên tránh xa hoặc không tiếp xúc với các yếu tố dễ gây ra kích thích như đã liệt kê phía trên, nhằm hạn chế khả năng khởi phát bệnh viêm da cơ địa.

Trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ mắc viêm da cơ địa

Bị viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa biểu hiện thành từng đợt sau đó sẽ tự thuyên giảm, ở thể nhẹ đa số sẽ không gây ra biến chứng gì nguy hiểm. Tuy vậy,  người bệnh bị ngứa và sẽ gãi nhiều, móng tay kém vệ sinh, dài, nhọn có thể gây thêm nhiễm trùng da. Cấu trúc vùng da đó bị phá vỡ, lở loét và vết nứt da bị lây nhiễm bởi vi sinh vật thường trú trên và vi khuẩn ngoại lai. Chính vì vậy, khi vết thương trên da lành trở lại có thể để lại sẹo xấu, gây nên mất thẩm mỹ.

Ngoài ra, vì bệnh lý mãn tính kéo dài nhiều năm, nếu điều trị sai cách hay lạm dụng các thuốc bôi hoặc uống có chứa Corticoid có thể dẫn đến tình trạng toàn thân đỏ da. Toàn thân người bệnh phát ban đỏ, kèm theo những đợt sốt, rét run, ngứa thường xuyên…

Viêm da cơ địa tại vùng da xung quanh mắt khiến cho người bệnh khó chịu,gây ngứa, da quanh mắt mỏng, bị thâm do gãi thường xuyên ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mĩ. Việc gãi nhiều gây nên các vết xước trên da có thể bị nhiễm trùng . Những biến chứng mắt bao gồm: chảy nước mắt liên tục, viêm mí mắt, viêm kết mạc. Nếu nghi ngờ biến chứng mắt, cần đến gặp khám bác sĩ càng sớm càng tốt để điều trị sớm tình trạng này.

Làm gì khi bị viêm da cơ địa?

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm da cơ địa như trên, nên đến sớm để thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa Da liễu. Khi đi khám, nên cho bác sĩ biết tất cả các dấu hiệu khó chịu của bạn như thế nào, bệnh bắt đầu diễn ra sao và kéo dài bao lâu rồi.

Ngoài ra, cũng cần đưa ra bất kỳ yếu tố nào bạn cho rằng có nguy cơ làm khởi phát bệnh, như thay đổi thời tiết, ra mồ hôi, dùng xà phòng, khói thuốc lá… Bác sĩ cũng cần biết bạn có dị ứng với thức ăn hay có bệnh lý nào dị ứng nào hay không, gia đình có ai bệnh tương tự hay không.

Chữa viêm da cơ địa ra sao?

Phong Ngua Viem Da Co Dia
Môi trường sống sạch, trong lành là cách đơn giản nhất để phòng ngừa viêm da cơ địa

Mục đích chính điều trị viêm da cơ địa là để giảm viêm, giảm ngứa, ngăn chặn các cơn ngứa bùng phát trong tương lai, tránh biến chứng nặng.

  • Kem chống ngứa: bôi vào vùng da có triệu chứng. Nếu bệnh nhân bị ngứa quá nặng và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, đôi khi phải cần đến thuốc kháng đường uống: histamine. Với những thuốc chống dị ứng gây ra buồn ngủ, bác sĩ thường sẽ kê cho uống vào buổi tối để đảm bảo sức khỏe.
  • Kem dưỡng ẩm: dùng kết hợp với kem chống ngứa để làm giảm thiểu triệu chứng khó chịu. Ngoài những cơn cấp, cần thường xuyên dưỡng ẩm da, mềm cho da khi thời tiết chuyển lạnh và khô, tránh để cho da nứt nẻ sẽ làm dễ gây ngứa.
  • Kem kháng viêm: hạn chế phản ứng viêm tại chỗ quá mức khiến triệu chứng thuyên giảm hơn, da bớt mẩn đỏ, sưng, ngứa. Nếu dùng kéo dài kèm kháng viêm sẽ gây ra tác dụng phụ như: làm đổi màu da, mọc lông,mỏng da và dễ làm da nhiễm trùng hơn. Các kem kháng viêm có chứa corticoid chỉ nên sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Kháng sinh: Trong trường hợp bệnh nhân có nhiễm trùng da thì việc điều trị cần bổ sung thêm kháng sinh trong một thời gian phù hợp để điều trị nhiễm trùng. Đồng thời, nếu thấy vết thương hở, chảy dịch, bệnh nhân cần vệ sinh, đắp gạc và thay băng mỗi ngày để tránh tình trạng bội nhiễm.