Đăng ngày 14/09/23
Bệnh viêm da cơ địa có chữa được không?
Bệnh viêm da cơ địa hiện tại được xem là một trong những căn bệnh mãn tính mà hầu như chưa có bất kì một loại vacxin nào có thể trị dứt điểm được. Viêm da cơ địa gây ngứa ngáy, khó chịu thậm chí làm giảm thẩm mỹ sự tự tin của người mắc bệnh. Vậy bệnh viêm cơ địa có chữa trị như thế nào thì hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.
Làm sao để biết mình bị bệnh viêm da cơ địa?
Bệnh viêm da cơ địa là một căn bệnh khá phổ biến mà người nào cũng có thể có nguy cơ mắc phải. Nó thường xảy ra ở bất kì vùng da nào trên cơ thể song phổ biến nhất là vùng bàn tay các nếp gấp. Các triệu chứng của bệnh thường rầm rộ theo từng đợt sau đí thuyên giảm dần và tái phát nhiều lần. Vì thế nên về lâu dài nó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của bệnh nhân.
Bệnh viêm da cơ địa thường tiến triển theo từng đợt. Nếu trong giai đoạn cấp tính thì làn da sẽ có hiện tượng nổi mẩn đỏ và ngứa. Mức độ ngứa đôi khi nghiêm trọng đặc biệt là lúc đêm ngủ khiến bệnh nhân bị suy nhược do mất ngủ. Khi bệnh gần hết làn da sẽ chuyển thành nâu, xám hoặc để mảng da dày bì.
Những bệnh nhân bị viêm da cơ địa thường rất ngứa, mà ngứa thì phải gãi điều này sẽ khiến da bị trầy xước gây tổn thương sưng viêm và tiết mủ đục hoặc mùi khó chịu. Nếu bệnh mãn tính sẽ khiến da dày lên.
Viêm da cơ địa do đâu?
Thực chất đến nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào chỉ ra nguyên nhân chính xác của bệnh viêm da cơ địa là do đâu. Nhưng nó được xem là một căn bệnh dị ứng có tính gia đình. Nhiều giả thiết cho rằng da làn da quá khô dễ bị kích thích đồng thời cũng do những rối loạn trong hệ thống miễn dịch bẩm sinh nên gây nên tình trạng mẩn ngứa ở da. Những đứa trẻ sơ sinh có người nhà bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng có nguy cơ mắc bệnh viêm cơ địa cao hơn bình thường.
Ngoài ra còn có một số yếu tố khác được cho là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm da cơ địa đó là tắm nước nóng quá lâu, thay đổi xà phòng liên tục, thay đổi nhiệt độ, tiết mồ hôi nhiều, môi trường lao động ẩm thấp, chất liệu của quần áo. thường xuyên tiếp xúc với bụi bặm, lông động vật, khói thuốc phấn hoa, một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng…. Để tìm chính xác nguyên nhân là rất khó cần phải tiến hành xét nghiệm chuyên sâu. Xong không phải lúc nào cũng có thể tìm ra chính xác nguyên nhân cụ thể là do đâu.
Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm đến tính mạng không?
Bệnh viêm da cơ địa thường biểu hiện thành nhiều đợt sau đó sẽ thuyên giảm từ từ. Với thể nhẹ đa phần không có biến chứng nguy hiểm. Song nếu người bệnh gãi nhiều và móng tay nhọn lại vệ sinh kém có thể gây nhiễm trùng da. Vùng da bị phá vỡ cấu trúc lở loét và là điều kiện thích hợp để vi khuẩn thường trú trên da hoặc vi khuẩn ngoại lai xâm nhập. Nên sau khi khỏi bệnh sẽ để lại sẹo mất thẩm mỹ.
Trong trường hợp nếu bội nhiễm thêm virus gây hội chứng eczema nặng nề sẽ đi kèm biểu hiện sốt, mệt mỏi, mụn nước trên da hoặc tổn thương nội tạng.
Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp bệnh mãn tính kéo dài điều trị sai cách lạm dụng quá nhiều thuốc bôi hoặc thuốc uống có thể khiến làn da toàn thân đỏ lên đi kèm với sốt rét và rét run liên tục.
Những bệnh nhân bị viêm da cơ địa vùng quanh mắt sẽ có hiện tượng thâm mắt mất thẩm mỹ vì người bệnh thường xuyên gãi nhiều. Cũng có thể vết xước do gãi sẽ là nguyên nhân gây nhiễm trùng với biến chứng chảy nước mắt, viêm mí mắt, viêm kết mạc. Khi có dấu hiệu này tốt nhất nên đến thăm khám bác sĩ sớm
Cách chữa bệnh viêm da cơ địa
Hiện tại hầu hết các bác sĩ đều khẳng định một điều đó là không thể chữa trị dứt điểm 100% bệnh viêm da cơ địa mà thay vào đó mục đích chính là để giảm viêm, giảm ngứa ngăn chặn bùng phát trong tương lai đồng thời giảm biến chứng.
Vì thế nên các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc sau đây:
- Sử dụng kem chống ngứa: Các mẫu kem chống ngứa dùng bôi vào vùng da khi có triệu chứng. Tuy nhiên nếu bệnh nhân có biểu hiện ngứa quá nặng thì cần phải can thiệp bởi thuốc kháng histamin đường uống. Các loại thuốc này thường gây buồn ngủ nên sẽ được chỉ định dùng vào buổi tối.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm: Bên cạnh việc sử dụng kem chống ngứa các bác sĩ sẽ chỉ định dùng kèm với kem dưỡng ẩm để giảm cảm giác khó chịu. Bệnh nhân cần thường xuyên cấp ẩm dưỡng da để làm mềm da khi thời tiết lạnh và khô.
- Sử dụng kem kháng viêm: Để hạn chế tình trạng viêm tại chỗ quá mức da bớt hiện tượng sưng, đỏ ngứa thì nên dùng kem kháng viêm. Song bạn nên hạn chế dùng kem kháng viêm thay vào đó sử dụng kem bôi cấp ẩm làm mềm da. Vì nếu dùng kem kháng viêm trong thời gian dài sẽ làm đổi màu da mỏng da hoặc mọc lông và dễ làm da nhiễm trùng. Các loại kem kháng viêm có thành phần corticoid nên được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
- Kháng sinh: Nếu bệnh nhân có tình trạng nhiễm trùng da thì nên bổ sung thêm kháng sinh trong một thời gian ngắn để điều trị kiểm soát nhiễm trùng. Nếu vết thương hở của bệnh nhân có hiện tượng chảy dịch cần đắp gạc, vệ sinh thay băng mỗi ngày tránh nguy cơ bội nhiễm.
- Hạn chế các yếu tố kích thích khởi phát bệnh: Bệnh viêm da cơ địa hoàn toàn không lây nhiễm mà nó phụ thuộc vào cơ địa của từng người.
- Không nên sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Chú ý vệ sinh nhà cửa, giặt giũ chăn màn mỗi ngày. Không nên tiếp xúc với khói thuốc cũng như môi trường bụi bặm,
- Mỗi ngày nên tắm dưới 15 phút thay vì sử dụng nước nóng bạn nên chọn nước ấm
- Không nên sử dụng nhiều loại nước hoa hay xà phòng. Mà nên chọn loại nhẹ nhàng ít kích ứng. Nếu muốn thử nghiệm loại mới hay test thử trên vùng da nhạy cảm trước.
- Không nên gãi da quá nhiều vì sẽ gây xước xát dễ bị vi khuẩn xâm nhập
- Khi trời nóng cần mặc quần áo thoáng mát. Còn trời lạnh thì nên dưỡng da ban đêm uống đủ nước
Bệnh viêm da cơ địa không phải là bệnh nặng song nó gây nên tình trạng vô cùng khó chịu cho bệnh nhân. Cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân trở nên kém tự tin khi giao tiếp. Với những thông tin chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp các bệnh nhân có được những thông tin bổ ích nhất cho mình để kiểm soát và phòng tránh bệnh viêm da cơ địa.