Những điều cần lưu ý khi tay bị viêm da cơ địa

Tay Bi Viem Da Co Dia

Tay bị viêm da cơ địa tình trạng da liễu phổ biến, viêm da bàn tay mang tới nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng không tốt đến việc sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này từ đâu? Viêm da có địa bàn tay có chữa được không? Hãy đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Tay bị viêm da cơ địa ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân

Nguyên nhân khiến tay bị viêm da cơ địa

Tay bị viêm da cơ địa, là tình trạng bề mặt vùng da bàn tay xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, nốt sần, da bị tróc vảy. Da tay là vùng da rất  dễ bị tổn thương và gây ra viêm nhiễm bởi đây là vị trí phải tiếp xúc trực tiếp với nhiều yếu tố gây dị ứng, kích ứng từ bên ngoài từ môi trường như: xà phòng, chất tẩy rửa, hóa chất, lông động vật,…

Ai cũng có nguy cơ bị viêm da cơ địa bàn tay và có xu hướng bệnh tái phát nhiều lần, ảnh hưởng rất nhiều đến việc sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu như không điều trị sớm và dứt điểm để bệnh kéo dài sẽ dẫn tới những biến chứng như: bội nhiễm, nhiễm trùng da, mất vân tay/ chỉ tay làm mất đi sự tự tin, tính thẩm mỹ.

Sau đây là những nguyên nhân chính khiến tay bị viêm da cơ địa

  • Do dị ứng: dị ứng thời tiết, tiếp xúc với các dị nguyên (như lông chó mèo, sợi len,…), dị ứng thức ăn (hải sản, thịt gà, dưa chua,…), dùng nhiều hóa chất, dị ứng với kim loại như cobalt / nickel (có nhiều trong trang sức, vòng cổ, vòng tay, cúc quần áo,…);
  • Do di truyền: tay bị viêm da cơ địa mang tính chất di truyền từ những người thân trong gia đình bị trước đó.

  • Bệnh nhân đã từng mắc các bệnh liên quan đến dị ứng, cụ thể như bệnh viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa dị ứng hay hen phế quản,… thì tỷ lệ cao bệnh nhân đó cũng có thể tay bị viêm da cơ địa

  • Căng thẳng lâu ngày: thường xuyên ở trong trạng thái stress kéo dài sẽ làm ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc hội chứng IgE (rối loạn dị ứng);

  • Bàn tay tiết ra quá nhiều mồ hôi hoặc thường xuyên phải ngâm tay quá lâu trong nước cũng có thể là nguyên nhân gây ra viêm da bàn tay.

Dấu hiệu nhận biết tay bị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa ở tay khó chữa hơn những vùng da khác

Không quá khó để nhận ra khi tay bị viêm da cơ địa vì triệu chứng của nó rất rõ ràng có thể quan sát được bằng mắt thường. Cụ thể như sau:

  • Da bàn tay bị sưng tấy, nổi mẩn đỏ, đi kèm theo là các mụn nước li ti khiến cho bệnh nhân luôn luôn có cảm giác ngứa ngáy rất  khó chịu, phải thường xuyên gãi dẫn đến đau rát. mất ngủ.
  • Một thời gian sau khi mụn nước đã bị vỡ ra hoặc bị khô lại sẽ khiến cho vùng da bàn tay bị tổn thương gây ra nứt nẻ, bong tróc và gây đau nhất là khi những lúc cầm nắm đồ vật hay nắm bàn tay lại.
  • Đặc biệt có những trường hợp bệnh nhân tự ý nặn, chọc mụn nước vỡ ra khiến cho chất dịch màu vàng bên trong mụn chảy ra, hành động này càng làm tăng thêm khả năng nhiễm trùng.

Phương pháp điều trị tay bị viêm da cơ địa

Có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng tay bị viêm da cơ địa, trong số đó biện pháp dùng thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định dùng những loại sau:

  • Thuốc kháng sinh: thường là dạng bôi trực tiếp lên vùng da đang bị tổn thương. Trước khi dùng thuốc cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ, lau khô vùng da bị viêm, nên bôi thuốc vào ban đêm trước khi ngủ.

  • Thuốc chống viêm: phần lớn những loại thuốc chống viêm hiện nay đều có chứa thành phần corticoid. Giúp ngăn ngừa sự xâm nhập và phát triển của các vi khuẩn gây bệnh, hỗ trợ phòng tránh tình trạng viêm lây lan sang những vùng da khác

  • Thuốc dưỡng ẩm cho da: tay bị viêm da cơ địa thường vùng da tại đây sẽ bị khô ráp, nứt nẻ nên các thuốc dưỡng ẩm sẽ giúp cải thiện các triệu chứng này.

Không thể nào phủ nhận công dụng hữu ích và hiệu quả của các loại thuốc trên mang lại. Tuy vậy người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng mà chưa đi thăm khám tại các cơ sở da liễu uy tín và có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Những lưu ý cho bệnh nhân tay bị viêm da cơ địa

Gữi môi trường sống trong sạch lành mạnh là cách ngăn ngừa viêm da cơ địa

Đảm bảo tính hiệu quả của việc điều trị bệnh và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát trong tương lai, bệnh nhân cần chú ý những điều sau:

  • Hạn chế tối đa việc tay tiếp xúc với các vật như nấm mốc, bụi bẩn, hóa chất,… khi đi ra ngoài che chắn cẩn thận nhất là ở những vùng bị ô nhiễm không khí

  • Ngày hè oi bức cần mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Khi mùa đông hãy giữ ấm cơ thể và dưỡng ẩm cho da bàn tay mỗi ngày.

  • Sau khi lao động, chơi thể thao ra nhiều mồ hôi cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Hãy tắm bằng nước ấm thay cho nước quá nóng hoặc quá lạnh trong thời gian vừa phải, không nên ngâm mình trong bồn tắm hay xối nước dưới vòi sen quá lâu.

  • Vệ sinh nơi làm việc, nơi ở thường xuyên để tránh mạt bụi, ẩm mốc gây hại. Khi vào mùa hanh khô hay nắng nóng hãy duy trì độ ẩm cân bằng trong phòng để tránh làm khô và nứt nẻ da tay.

  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục, thể thao để chống lại các loại vi khuẩn xâm nhập, tăng cường hệ miễn dịch.