Viêm da cơ địa là gì nguyên nhân và cách điều trị

Viem Da Co Dia O Tay

Viêm da cơ địa là một chứng bệnh về da phổ biến hiện nay. Bệnh này thường gặp ở mọi lứa tuổi. Người bị viêm da cơ địa không những khiến bản thân ngứa ngáy khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ, thiếu tự tin khi giao tiếp. Vậy bạn đã biết gì về viêm da cơ địa nguyên nhân cũng như cách điều trị chưa? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây để có cách phòng tránh tốt nhất cho mình.

Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa hay còn có tên gọi khác là chàm thế tạng, chàm sữa hay lác sữa ở trẻ. Dấu hiệu chính của người viêm da cơ địa đó là các mảng da viêm đỏ, bong vảy hoặc đỏ rỉ dịch và gây cảm giác ngứa rất dữ dội. Người bị càng gãi càng khiến da bị tổn thương trầy xước thậm chí nhiễm trùng da. Căn bệnh này nhìn chung là mãn tính và dễ tái phát.

Viêm da cơ địa khá phổ biến
Viêm da cơ địa khá phổ biến

Hiện tại ở Việt Nam có khoảng 5% dân số bị viêm da cơ địa. Bệnh này có thể gặp ở những năm tháng đầu đời của trẻ và nặng hơn nếu có gen di truyền đồng hợp tử. Sau khi trẻ 2-3 tuổi thì bệnh sẽ giảm dần. Theo nhiều nghiên cứu thì phụ nữ bị bệnh viêm cơ địa 60% khi sinh con ra con cũng sẽ mắc bệnh này.

Nếu cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì 80% trẻ sinh ra sẽ bị nhiễm bệnh. Một số trường hợp viêm da cơ địa thường đi kèm các hiện tượng hen suyễn, viêm mũi dị ứng và dị ứng thực phẩm tạo nên một phức hợp cơ địa dị ứng.

Triệu chứng của viêm da cơ địa là gì?

Đa phần triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa là da viêm đỏ, tróc vảy, chảy dịch, nứt nẻ hoặc ngứa râm ran hay ngứa rất dữ. Thế nhưng còn tùy thuộc vào độ tuổi cũng như giai đoạn của bệnh mà triệu chứng có thể sẽ có sự khác biệt.

Ở trẻ sơ sinh

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng 60% các ca mắc bệnh viêm da cơ địa thường khởi phát từ 0-1 tuổi và khởi phát chủ yếu từ 2-3 tháng tuổi. Khi trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa sẽ có một số biểu hiện chính như sau:

  • Có ban đỏ, tróc vảy hai bên má hoặc quanh miệng, trán, thân mình, cổ bẹn hoặc các nếp da.
  • Vùng có ban đỏ có xuất hiện thêm nhiều mụn nước nhỏ
  • Các mụn nước nhỏ vỡ ra và chảy dịch gây viêm trợt
  • Vết loét đóng vảy, có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát
  • Một số trẻ sẽ có đi kèm hiện tượng tiêu chảy hoặc viêm tai giữa
  • Trẻ quấy khóc do ngứa ngáy khó chịu

Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ em

Đối với các em bé từ độ tuổi 2 đến 12 tuổi khi bị viêm da cơ địa thường đi kèm với đục thủy tinh thể, viêm kết mạc dị ứng. Bé có hiện tượng da khô ráp, nứt nẻ ngứa ngáy; tổn thương da ở đầu gối, trên đầu gối, khuỷu tay hoặc nếp da; xuất hiện các mảng lichen hóa dạng đĩa. 

Triệu chứng viêm da cơ địa ở người trưởng thành

Viêm da cơ địa ở người trưởng thành dấu hiệu không nghiêm trọng như ở trẻ
Viêm da cơ địa ở người trưởng thành dấu hiệu không nghiêm trọng như ở trẻ

Ở những người trưởng thành biểu hiện viêm da cơ địa không nghiêm trọng như ở trẻ vì người lớn sẽ có sức đề kháng tốt hơn. Biểu hiện ra ngoài chỉ là hiện tượng da khô sần sùi kéo dài dai dẳng, ngoài ra có thể đi kèm với hiện tượng hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng. Các triệu chứng trên da cũng khác hoàn toàn so với trẻ. Cụ thể như ở giai đoạn cấp tính là các biểu hiện như:

  • Da xuất hiện nhiều nốt ban đỏ
  • Bề mặt da có mụn nước nhỏ. Mụn nước vỡ ra chảy dịch gây phù nề và vảy tiết
  • Vùng da tổn thương ngứa và nóng rát sưng đỏ.
  • Da bị bội nhiễm loét, mụn mủ, sưng nóng.

Càng về giai đoạn mãn tính thì triệu chứng càng trở nên nghiêm trọng và rõ rệt như: vùng da có dấu hiệu thâm sạm, dày sừng, nứt nẻ hoặc ngứa ngáy âm ỉ.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Sự phát triển không ngừng của y học đã giúp các bác sĩ tìm ra nguyên nhân chính của căn bệnh viêm da cơ địa này. Theo nhiều nghiên cứu y tế thì nếu trong gia đình có người bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng thì thế hệ sau chắc chắn sẽ có di truyền dị ứng bao gồm 3 bệnh như: bệnh viêm da cơ địa, hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng. 

Bên cạnh yếu tố gen di truyền thì còn có nguyên nhân gây viêm da cơ địa như sau:

  • Những người hay bị dị ứng cũng có nguy cơ bị viêm da cơ địa
  • Thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố: xà phòng, chất tẩy rửa, hoặc dị ứng thời tiết.
  • Những bệnh nhân dị ứng thực phẩm cũng là khiến chàm ở trẻ nhỏ
  • Những đối tượng bị nhiễm trùng cấp tính gây suy giảm hệ miễn dịch cũng như tăng tỷ lệ mắc viêm da cơ địa
  • Bệnh nhân bị rối loạn nội tiết tố
  • Căng thẳng thần kinh

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa thường không thể trị dứt điểm được
Viêm da cơ địa thường không thể trị dứt điểm được

Bệnh viêm da cơ địa nếu không biết điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng như sau:

  • Bệnh hen suyễn và sốt: Hơn một nửa số trẻ em bị viêm da cơ địa sẽ có nguy cơ mắc thêm bệnh hen suyễn và sốt 
  • Viêm da thần kinh mạn tính: Nhiều người bị viêm da cơ địa sau một thời gian có thể gây nên tình trạng biến chứng viêm da thần kinh mạn tính với biểu hiện như da có vảy và ngứa mãn tính. Càng gãi thì càng ngứa và khiến các vùng da có thể bị tổn thương hoặc đổi màu dày lên.
  • Nhiễm trùng da: Khi da bị tổn thương do gãi nhiều thì sẽ xuất hiện vết loét, vết nứt làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và virus.
  • Viêm da tay: Viêm da cơ địa có thể gây nên tình trạng biến chứng viêm da tay gây khó chịu cho người bệnh đặc biệt với những ai thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm ướt hay tiếp xúc với xà phòng hóa chất tẩy rửa.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc kích ứng: Các đối tượng thường xuyên tiếp xúc với hóa chất công nghiệp, hóa mỹ phẩm.

Để phát hiện viêm da cơ địa hầu hết sẽ dựa vào chuẩn đoán khám lâm sàng và hỏi tiền sử bệnh của gia đình và bản thân. Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để xác định độ nặng và biến chứng của bệnh. Một số triệu chứng bác sĩ có thể căn cứ để xác định tình trạng của bệnh như: da khô, viêm kết mạc mắt tái phát nhiều lần, viêm môi, da mặt bị đỏ hoặc tái, vết chàm ở lòng bàn tay…..

Bệnh viêm da cơ địa có chữa được không?

Các bác sĩ cho rằng hầu như không thể chữa dứt điểm hoàn toàn bệnh viêm da cơ địa nhưng thay vào đó thì bệnh nhân có thể kiểm soát nó. Các biện pháp điều trị hiện nay chỉ với mục đích là đưa da về tình trạng bình thường càng lâu càng tốt, ngoài ra còn phòng ngừa và điều trị các cơn bùng phát cũng như biến chứng của bệnh. 

Vì thế các chuyên gia da liễu đưa ra lời khuyên dành cho các giai đoạn chữa bệnh viêm da cơ địa như sau:

Ở giai đoạn chữa bệnh

Trong giai đoạn chữa bệnh thì bệnh nhân được khuyên nên thực hiện những điều sau đây để cải thiện tình trạng viêm da cơ địa:

  • Dùng kem chống ngứa: Đây là một phương pháp hữu hiệu mà bác sĩ thường khuyên để bệnh nhân giảm cảm giác ngứa ngáy, tránh gãi nhiều gây tổn thương vùng da. Bệnh nhân được chỉ định dùng kem bôi chống ngứa nếu vẫn không thuyên giảm có thể sẽ được dùng thêm kháng sinh histamin chống dị ứng.
  •  Dùng kem dưỡng ẩm: Bệnh nhân bị viêm da cơ địa da sẽ có hiện tượng khô vì thế nên sử dụng kem dưỡng ẩm để làm mềm da từ 2-3 lần mỗi ngày tránh hiện tượng nứt nẻ gây nhiễm trùng.
  • Bôi kem kháng viêm: Nếu bệnh nhân có hiện tượng viêm da, sưng đỏ, ngứa thì nên dùng kem kháng viêm để bôi. Khi da đã bớt sưng đỏ rồi thì không nên lạm dụng kem kháng viêm nữa thay vào đó bạn nên tăng cường liệu pháp chăm sóc làm ẩm bằng dùng kem dưỡng ẩm. Vì nếu bạn dùng quá nhiều kem kháng viêm sẽ khiến màu da thay đổi, da mỏng, mọc lông hoặc nguy cơ nhiễm trùng. Nên sử dụng kem kháng viêm theo đơn của bác sĩ.
  • Điều trị bằng kháng sinh: Nếu điều trị bằng kháng sinh nên sử dụng trong thời gian ngắn. Trong trường hợp vết thương bị hở hay chảy dịch thì nên dùng gạc hoặc vệ sinh thay băng mỗi ngày tránh hiện tượng bội nhiễm.
  • Bệnh nhân cũng có thể dùng đá lạnh để giảm hiện tượng viêm và ngứa ở da
  • Bệnh nhân bị viêm da cơ địa tránh tinh thần căng thẳng mệt mỏi cần có chế độ ăn uống ngủ nghỉ điều độ.
  • Có chế độ ăn uống hợp lí bổ sung chất dinh dưỡng để cải thiện tình trạng bệnh. Không nên ăn đồ tanh, nóng cay….

Giai đoạn phòng bệnh

Đối với những ai chưa bị viêm da cơ địa thì nên lưu ý một số điều chính sau đây:

  • Sử dụng da bằng kem dưỡng ẩm
  • Đối với da nhạy cảm nên sử dụng các hóa mỹ phẩm cho riêng cho loại da này
  • Duy trì chế độ ăn uống và vận động lành mạnh.

Với bệnh nhân bị viêm da cơ địa nên hạn chế các yếu tố sau:

  • Không ăn thức ăn có thể gây dị ứng, chú ý vệ sinh nhà cửa thường xuyên sạch sẽ và giặt chăn đệm.
  • Không nên tắm quá 20 phút mỗi lần. Tắm nước ấm chứ không tắm nước nóng
  • Nên dùng 1 loại xà phòng cố định hoặc các loại nước hoa, dầu gội có chất tẩy rửa nhẹ nhàng. Nếu muốn đổi loại hóa mỹ phẩm cần phải thử ở vùng da nhạy cảm trước
  • Không nên cho tay gãi ngứa hoặc tác động mạnh vào vùng da tổn thương.
  • Mặc quần áo thoáng mát, vải mềm mỏng khi thời tiết nóng ẩm 
  • Duy trì chế độ uống 2l nước mỗi ngày

Làm sao để phòng ngừa viêm da cơ địa?

Viêm da cơ địa không chữa được nhưng nên học cách phòng ngừa viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa không chữa được nhưng nên học cách phòng ngừa viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa hiện chưa có thuốc phòng tránh mà chúng ta mỗi người nên chủ động phòng tránh viêm da cơ địa như sau:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ đặc biệt khi đổ mồ hôi lúc chơi thể thao hoặc sau khi lao động
  • Nên chú ý bôi kem dưỡng ẩm cho da tránh da bị khô nứt nẻ
  • Hạn chế tắm nước nóng vì có thể gây kích ứng da
  • Nên chọn các loại hóa mỹ phẩm, sữa tắm, dầu gội phù hợp với làn da của bạn
  • Không nên sử dụng hải sản, rượu bia hay thuốc lá 
  • không nên dùng thuốc dị ứng khi chưa có chỉ định của bác sĩ

Trên đây chúng tôi vừa cung cấp đến bạn một số thông tin cơ bản về viêm da cơ địa. Hy vọng sẽ giúp bạn có được cách chăm sóc cơ thể đúng nhất.